Top 10 Cách chống thấm tường hiệu quả nhất, tiện lợi nhất

Top 10 Cách chống thấm tường hiệu quả nhất, tiện lợi nhất

Hiện nay tường bị thấm nước là một vấn đề khá phổ biến và được đông đảo mọi người quan tâm, hiện tượng này xảy ra từ quán ăn, nhà ở cho đến nhà chung cư. Đặc biệt vào mùa mưa ẩm thì khả năng tường bị thấm, rêu mốc càng phổ biến. Vậy giải pháp nào hiệu quả để khắc phục cho tình trạng này? Hãy cùng Chống thấm Hoàng Linh theo dõi bài viết Top 10 Cách chống thấm tường hiệu quả nhất, tiện lợi nhất để có cách chống thấm cho ngôi nhà nhé. 

Chống thấm tường nhà là gì?

Tường bị thấm nước phải làm sao? Khi tường nhà bị nứt, địa thế tường yếu dẫn đến bị thấm nước, ngấm nước vào mùa mưa, gây ẩm ướt, làm cho vật liệu gạch và bê tông biến dạng, kết cấu xuống cấp nhanh chóng, lúc này cần phải xử lý chống thấm tường nhà triệt để, để bảo vệ bề mặt tường nhà không bị thấm nước.

Nguyên nhân dẫn đến tường nhà thấm nước nghiêm trọng

  • Quá trình thi công không được thi công đúng quy trình, đúng chất lượng
  • Không được xử lý chống thấm ngay từ khâu ban đầu
  • Sử dụng vật liệu chống thấm không đạt yêu cầu, chất chống thấm kém chất lượng
  • Do nước mưa, mưa trong nhiều ngày tường ko chịu được
  • Không được thường xuyên bảo dưỡng, tu sửa
  • Ngôi nhà sử dụng nhiều năm
Chống thấm tường nhà là gì?
Chống thấm tường nhà là gì?

Cách chống thấm tường nhà cũ

Phương pháp xử lý chống thấm nhà cũ hiệu quả

Bước 1: Bạn phải cạo lớp sơn tường cũ, lớp sơn bị bong tróc của tường. Sau đó vệ sinh sạch những vị trí bị thấm dột, dùng bàn chải sắt tẩy lớp rong rêu phủ trên bề mặt tường.

Bước 2: xử lý những kẽ hở, vết nứt lớn do lâu ngày bị co giãn, sụt lún.

Bước 3: Dùng keo chống thấm trám những vị trí này lại.

Bước 4: Xử lý bằng sơn chống thấm KoVa, SiKa, Polyurethane linh động nếu khu vực nhà bạn có những vật liệu chống thấm này. Phủ từ  hai lớp sơn chống thấm trở lên. Với điều kiện bề mặt tường cần phải khô ráo, độ ẩm đạt yêu cầu của tường là nhỏ hơn 16%. Bước này được thực hiện khi bạn đã làm sạch tường cũ. Nếu không thì lớp sơn mới sẽ không đảm bảo chất lượng.

Sau khi lớp chống thấm tường nhà cũ đã khô bạn có thể tiến hành sơn phủ màu cho thẩm mỹ cao.

Cách chống thấm tường nhà cũ
Cách chống thấm tường nhà cũ

Cách chống thấm tường nhà mới xây

Tường nhà mới cần phải được kiểm tra kỹ càng trước khi thi công, nếu làm kĩ thì chống thấm tường nhà mới rất dễ dàng. Nhưng không vì thế mà chủ quan, bề mặt sau khi tô trát vừa hồ xong cần được đánh giấy nhám, làm sạch bề mặt cho tường nhà.

Đối với bề mặt chống thấm tường mới thì nên sử dụng sơn chống thấm tường ngoài trời, còn gọi là chất keo chống thấm bề mặt tường, có ưu điểm đàn hồi cao chống thấm nước  tuyệt đối, dễ thi công giá thành thấp, mà đặc biệt có tuổi thọ cao.

Bạn có thể chống thấm cả trong lẫn ngoài, càng làm cho ngôi nhà bạn bền bĩ, kết cấu được chắc chắn hơn.

Cách chống thấm tường nhà mới xây
Cách chống thấm tường nhà mới xây

Cách chống thấm tường nhà liền kề

  • Chống thấm tường nhà liền kề, xử lý khe hở bằng tôn lá

Tường liền kề giữa 2 nhà có khoảng trống nhỏ và đó là vị trí mà mà nước mưa sẽ theo đó thấm vào. Để ngăn chặn tình trạng này, phương pháp xử lý dứt điểm đó là dùng vật liệu tôn, đo vị trí tiếp giáp giữa 2 bức tường, cắt tôn ốp tường chống thấm vào, dùng đinh đóng để giữ cố định vị trí, sau đó dùng keo chống thấm silicon bắn vào giữa mép tôn và tường xi măng, nước mưa khi chảy trên tường sẻ gặp vị trí tôn đóng trên tường củng từ đó mà chảy ra ngoài. Tránh được thấm nước giữa khe tiếp giáp.

  • Chống thấm tường nhà liền kề từ khi bắt đầu xây nhà

Đây là lựa chọn tốt nhất, chi phí thấp và có hiệu quả lâu dài. Khi thi công phần thô đến vị trí tiếp giáp giữa 2 nhà, nên dùng gạch hoặc bê tông để xây, và làm lấp đầy khe hở tiếp giáp, sử dụng máng bê tông, hồ vữa vừa phải để chống nứt, tạo độ dốc con lươn để đảm bảo khi mưa nước không bị đọng lại.

Vào phần hoàn thiện nên tô trát lại vị trí tiếp giáp để đảm bảo nước không thể thấm qua lớp gạch, hoặc bê tông. Nếu nhà bạn không bị nứt, hay lún thì tuổi thọ nó sẽ rất cao, thông thường thì trên 30 năm, nên sử dụng thêm ít sơn chống thấm pha trộn với xi măng để bảo vệ tốt hơn.

  • Chống thấm ngược cho tường nhà liền kề

Phương pháp này bạn nên cân nhắc trước khi làm, nên sử dụng 2 phương pháp phía trên vừa hiệu quả lại dễ thi công, nhưng không hẳn phương pháp này không hiệu nhưng giá thành cao hơn, tuổi thọ thấp, khó thi công.

Cách chống thấm tường nhà liền kề
Cách chống thấm tường nhà liền kề

Cách chống thấm chân tường nhà

Có 3 nguyên nhân chính đó là 1 là do lượng nước mưa từ tường ngoài thấm vào, 2 là do ẩm thấp từ nền nhà bốc lên theo ron gạch làm cho tường nhà ẩm, và một nguyên nhân nữa là do hệ thống nước cấp thoát bị rò rỉ từ trong nhà vệ sinh, khu vực bếp thường xuyên tiếp xúc với nước khu vực sinh hoạt của gia đình.

  • Chống thấm chân tường bằng bơm  foam ngược

Cách chống thấm ngược chân tường nhà, Nếu tường còn mới thì nên khoan trực tiếp mũi khoan 10mm sau đó dùng súng bắn foam theo những lỗ khoan.

Còn tường cũ đã bị mục bong tróc nặng thì nên đục những vùng hồ vưa ra rồi bắn foam sau đó tô trát lại.

  • Chống thấm bằng chất sơn chống thấm Kova

Tiến hành cạo bỏ lớp sơn bên ngoài chân tường bị thấm sau đó dùng sơn chống thấm Kova gốc xi măng trộn với xi măng tỉ lệ 2 10kg kova thì 2kg xi măng trộn nhuyễn thành hỗn hợp chống thấm sau đó lăn lên chân tường bị thấm, ẩm mốc. Sau khi khô có thể tiến hành sơn lại màu như bình thường.

Cách chống thấm chân tường nhà
Cách chống thấm chân tường nhà

Cách chống thấm tường ngoài trời

Nếu tường nhà được chống thấm từ bên ngoài

  • Ngăn ngừa được nước xâm nhập qua kẻ hở tường
  • Sử dụng sơn chống thấm chuyên dụng, sơn ngoại thất ngoài trời có chức năng chống thấm cao để chống thấm còn tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
  • Phòng chống nấm mốc và rêu mốc phát triển.
  • Làm giảm nguy cơ làm hỏng các thiết bị nằm phía trong bức tường và những đồ đạc đặt gần bức tường.

Chuẩn bị trước khi thi công

+ Xử lý bề mặt trước khi thi công làm sạch hết bụi bẩn, tạo độ bám tốt nhất cho chống thấm

+ Làm bề mặt thi công phẳng, bả vá kỹ tại những vị trí bị rỗ (nếu có)

+ Đối với các vết nứt lớn phải được trám lại bằng vữa có sử dụng phụ gia chống thấm.

+ Tạo độ ẩm bề mặt trước khi thi công theo tiêu chuẩn độ ẩm dưới 16%

Quy trình thi công chống thấm tường ngoài trời

Sử dụng vật liệu chống thấm ngoài trời như sơn chống thấm, tôn chống thấm, sơn chống thấm đa số được sử dụng vì độ thẫm mỹ thực hiện đúng quy trình nhà sản xuất ghi rõ trên thùng chống thấm hoặc bao bì.

Cách chống thấm tường ngoài trời
Cách chống thấm tường ngoài trời

Cách chống thấm tường trong nhà

Trong các công trình xây dựng hiện nay, hiện tượng tường bên trong nhà bị thấm, ẩm mốc. Vì rất nhiều các lý do khác nhau. Sau đây là các trường hợp phổ biến gây thấm tường nhà nhưng phải chống thấm ngược tường bên trong:

  • Thấm nước từ tường bên ngoài do tường bị nứt rạn hoặc tường cũ chất lượng đã xuống cấp:
  • Thấm tường do nước lọt giữa hai khe nhà giáp nhau.
  • Thấm do tường ngoài không trát được
  • Tường thấm do sát hoặc chung tường với nhà hàng xóm
Cách chống thấm tường trong nhà
Cách chống thấm tường trong nhà

Cách chống thấm ngược tường bằng foam

Chống thấm ngược dược giải thích như sau: “Khi nước ngấm từ mặt bên ngoài tường trời vào thì ta sẽ chống thấm ở bên trong tường nhà thì gọi là chống thấm ngược. Hoặc nếu thấm nước từ bề bề mặt này nhưng ta lại xử lý chống thấm bề mặt đối diện đó là phương pháp chống thấm ngược.

Nhưng sẽ có những hạn chế, nếu sử dụng phương pháp chống thấm này này phải đáp ứng được 2 yếu tố đó là có kỹ thuật kinh nghiệm, và tay nghề cao. Chống thấm thành thục và thường xuyên thì mới đạt được hiệu quả cao.

+ Những trường hợp bắt buộc cần phải chống thấm ngược

  • Vị trí tường tầng hầm không thể chống thấm được bên ngoài
  • Khe tiếp giáp giữa 2 nhà không tô trát được
  • Thấm từ nhà vệ sinh nhà hàng xóm
  • Thấm nước từ sàn nhà bên cạnh
  • Xử lý cho bể bơi, bể chứa nước, bể cá
Cách chống thấm ngược tường bằng foam
Cách chống thấm ngược tường bằng foam

Cách chống thấm tường nhà bị nứt

Xử lý tường bị thấm nước cách khắc phục triệt để, nứt tường dẫn đến thấm nước

Nguyên nhân, cách xử lý tường bị nứt thấm nước. Khắc phục tường nhà bị thấm nước, tường nhà bị nứt chân chim, nứt xé. Rất nhiều người thắc mắc nứt tường nhà có nguy hiểm không. Chúng tôi xin khẳng định là cực kì nghiêm trọng. Nếu bạn không lên phương án xử lý kịp thời.

Do kỹ thuật trát vữa:

+Trát khi tường khô, không tưới cho tường ướt trước khi tô trát vữa

+Trộn vữa hồ tô  không đều, không đạt chất lượng

+ Trát vữa lên tường không đồng đều, chỗ dày chỗ mỏng. Ví dụ đạt yêu cầu là 5cm nhưng chỉ được 3cm hoặc 7cm cũng là nguyên nhân.

Do địa chất yếu: Nhà bị lún nền, sụt lún móng làm cho tường nhà bị nứt

 

Cách chống thấm tường nhà bị nứt
Cách chống thấm tường nhà bị nứt

>> Xem thêm:

5/5 - (4 bình chọn)
cropped-logo.jpg

Chống Thấm Hoàng Linh là công ty chống thấm chuyên nghiệp uy tín hàng đầu Đà Nẵng. Với đội ngũ kỹ sư giỏi, đội thợ lành nghề và vật tư chính hãng, Hoàng Linh cam kết mang đến cho khách hàng chất lượng tốt nhất tương ứng với giá trị sản phẩm mang lại!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *