Bitum là một trong những vật liệu chống thấm được dùng nhiều hiện nay. Vậy Bitum chống thấm là gì? Hãy cùng Chống thấm Hoàng Linh tìm hiểu những điều cần thiết khi sử dụng qua bài viết Bitum chống thấm là gì – Biện pháp thi công chống thấm hiệu quả nhất này nhé.
Màng bitum
Màng bitum (hay còn gọi là màng chống thấm gốc bitum hay vải bitum). Là sản phẩm Polyme tổng hợp ở dạng tấm hoặc cuộn.
Màng bitum có độ bám dính tốt, được gia cố thêm các lớp sợi và có hình dạng là các tấm trải. Nên màng bitum thường được sử dụng để chống thấm cho các khu có bề mặt lớn, chịu được nhiệt độ, ma sát lớn, khả năng chống mài mòn và chịu được va đập như: Chống thấm sân thượng, sàn mái bằng, tầng hầm, móng nhà…
Màng có hai loại là màng tự dính và màng khò nóng. Hiện nay việc sử dụng phương án chống thấm tự dính hay khò nóng là tùy thuộc vào loại hình công trình, mục đích sử dụng.
– Nếu chống thấm mái, sân thông thường, với kết cấu đơn giản, diện tích rộng, làm việc dễ dàng có thể sử dụng màng khò nóng chống thấm.
– Đối với khu vực chật hẹp như kết cấu xây dựng ngầm, trong cầu đường, kề thì sử dụng loại tự dính sẽ hiệu quả hơn.
– Ngoài sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng trên. Màng chống thấm bitum còn được sử dụng rộng rãi. Như lót đáy và mái hồ nuôi thủy sản, hồ chứa nước, bể chứa xăng dầu,… với độ bền lên đến hàng trăm năm.
- Chống thấm Đà Nẵng
- Chống thấm nhà
- Chống thấm tường
- Chống thấm phòng vệ sinh
- Chống thấm phòng tắm
- Chống thấm hồ bơi
- Chống thấm tầng hầm
- Chống thấm mái dột
- Chống thấm ngược
- Đóng tôn chống thấm
- Báo giá chống thấm Đà Nẵng
Dung dịch bitum lỏng
Sản phẩm dung dịch bitum lỏng được biết đến với 2 sản phẩm chính là bitum dạng nhũ tương và sơn lót bitum. Sơn lót bitum được sử dụng như lớp bảo vệ trước khi dán màng chống thấm.
Dung dịch bitum lỏng là sự kết hợp giữa bitum và polymer tạo thành lớp phủ liền mạch, dai bền, đàn hồi cao. Nhờ đặc tính đàn hồi, co giãn tuyệt vời giúp cho lớp màng chịu được ứng suất gây ra do thay đổi nhiệt độ. Bitum lỏng được thi công như một lớp kết dính chống thấm, chống bụi bẩn cho tất cả các bề mặt được chống thấm.
Đặc tính cơ bản của sản phẩm này là khả năng khô nhanh. Khi khô dung dịch có màu đen và đặc lại tạo ra lớp phủ bám dính bền vững.
Sản phẩm tiêu biểu như Sikaproof Membrane của Sika việt nam, Flintkote của Shell thái lan.
Ứng dụng: Chống thấm cho mái bê tông, mái xi măng amiăng; Mái kim loại lộ thiên, mái asphalt cải tạo lại, tường chắn; Mặt ngoài tường bê tông, tấm sàn tầng trên, buồng tắm, nhà bếp, ban công và bồn hoa.
Keo chống thấm bitum
- Băng bitum là vật liệu nhẹ và đàn hồi:
Độ đàn hồi khá mạnh, có đặc tính chống thấm tuyệt vời. Các đặc tính của nó bao gồm lớp keo dính. Có khả năng bám dính trên nhiều bề mặt dễ dàng vào gỗ, kim loại, thủy tinh và các bề mặt khác.
Là chất bịt kín một thành phần gốc dầu, chỉ đóng rắn bề mặt. Bên trong luôn mềm dẻo, đáp ứng độ kết dính tốt, độ bền cao. Keo chuyên dùng chống dột mái nhà, bít kín các khe hở ngoài trời kim loại, gỗ…
- Keo chống thấm gốc bitum dạng lỏng:
Keo bitum là hỗn hợp chống thấm với thành phần chính là bitum gốc nước. Có khả năng chống thấm tuyệt đối, bít các đường nứt rạn trên bề mặt bê tông. Sử dụng làm lớp phổ biến trong chống thấm. Làm lớp phủ cho thi công sàn trên những bề mặt hút nước và không hút nước.
Sử dụng keo như một hỗn hợp chống thấm với giá cả hợp lý để phủ bê tông hoặc nền tường gạch. Keo cũng có tác dụng như lớp sơn lót cho bề mặt xốp trước khi chông thấm với màng chống thấm khác.
Sản phẩm phổ biến đáng kể đến là – Keo chống thấm gốc bitum đàn hồi SL – 450
Đánh giá ưu và nhược điểm của chống thấm gốc Bitum
Khi sử dụng bên cạnh định mức quét Bitum chống thấm, bạn cần nắm chắc được những ưu và nhược điểm của dòng sản phẩm này. Nhìn chung, những ưu điểm nổi bật của vật liệu chống thấm gốc Bitum như sau:
- Tính linh hoạt tốt, có thể co giãn và chịu được sự thay đổi về nhiệt độ.
- Độ bền cơ học và khả năng ổn định kích thước tốt.
- Khả năng cách nhiệt, kháng UV tốt.
- Đa dạng về chủng loại và mức giá, là một giải pháp kinh tế cho nhiều công trình xây dựng lớn nhỏ.
- Có thể phù hợp với nhiều hạng mục khác nhau.
Vật liệu Bitum chống thấm có ưu điểm về kháng tia UV
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật kể trên, vật liệu Bitum chống thấm vẫn còn tồn tại một số nhược điểm, trong đó phải kể tới:
- Khi xảy ra sự cố, khó phát hiện ra nguồn gây thấm dột tại công trình.
- Với sản phẩm màng khò chống thấm, quá trình thi công đòi hỏi người thợ phải giàu kinh nghiệm, nếu không đảm bảo được yếu tố kỹ thuật sẽ dẫn tới các sự cố thấm dột.
- Quy trình thi công Bitum chống thấm với màng khò cần sử dụng tới nhiệt nên có thể gây nguy hiểm cho người thợ thi công.
Các biện pháp thi công màng chống thấm Bitum
Trước khi áp dụng các biện pháp thi công, chuẩn bị bề mặt chống thấm là bước không thể bỏ qua:
- Bề mặt thi công phải đảm bảo sạch sẽ, không dính vết bẩn, dầu mỡ hoặc các loại tạp chất
- Bề mặt cần được làm phẳng, các khe hở phải đảm bảo được trám trít
Biện pháp thi công bằng khò nóng
- Trải tấm chống thấm Bitum xuống nền của bề mặt thi công theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Có thể dán chống thấm bằng tấm Bitum nhiều lớp tùy công trình thi công.
- Đảm bảo trải đúng mặt Bitum đã được đánh dấu.
- Khò nóng màng chống thấm, làm nóng bề mặt thi công. Dán phần màng vào bề mặt, thao tác nhanh chóng để đạt hiệu quả bám dính tốt nhất.
- Nếu xuất hiện các bong bóng, khắc phục bằng cách đâm thủng bằng vật nhọn. Khi thi công cần tránh tối đa hiện tượng bong bóng khí nổi lên trên bề mặt.
- Nên thi công dán màng chống thấm bitum cho mặt ngang trước, sau đó đến mặt đứng. Các mép chồng phải đảm bảo đúng yêu cầu với biên độ chồng mí là 500mm.
- Tấm, màng chống thấm cần được bảo quản. Để vật liệu nơi khô ráo, đặt theo phương thẳng đứng, tránh tiếp xúc với nước và ánh sáng mặt trời.
Biện pháp thi công dạng quét
Sử dụng Sikaproof membrane áp dụng cho phương pháp này (Sikaproof Membrane là màng chống thấm gốc Bitum, dạng lỏng).
Quét sản phẩm chống thấm làm 3 lớp theo định mức sau:
- Lớp đầu tiên: Trộn 0,3 kg/m2 Sikaproof membrane với nước theo tỉ lệ 2:1 (0,15kg nước), sau đó quét lên bề mặt cần thi công
- Lớp thứ 2: Dùng 0,6kg/m2 Sikaproof membrane tiếp tục quét lên bề mặt
- Lớp thứ 3: Thực hiện tượng tự như lớp 2
Chú ý: Các lớp quét sẽ quét theo chiều vuông góc với nhau, thời gian cách nhau giữa các lần quét là từ 2 – 4 tiếng.
Sau khi hoàn thành quét lớp Sikaproof membrane, tiến hành thi công chống thấm bằng tấm bitum. Các yêu cầu dán màng tương tự như biện pháp thi công khò nóng. Thi công mặt ngang trước sau đó mới thi công mặt đứng. Đảm bảo biên độ chồng mí là 500mm.
>> Xem thêm:
Chống Thấm Hoàng Linh là công ty chống thấm chuyên nghiệp uy tín hàng đầu Đà Nẵng. Với đội ngũ kỹ sư giỏi, đội thợ lành nghề và vật tư chính hãng, Hoàng Linh cam kết mang đến cho khách hàng chất lượng tốt nhất tương ứng với giá trị sản phẩm mang lại!