Trần nhà bị nứt là một hiện tượng không hề hiếm gặp. Đặc biệt, đối với những công trình lâu năm, thường xuyên phải chịu tác động của biến đổi khí hậu. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Bài viết Top 5 Cách chống thấm trần nhà bị nứt hiệu quả nhanh chóng dưới đây sẽ tổng hợp những cách hiệu quả nhất của Chống thấm Hoàng Linh nhé.
Xử lý trần nhà bị nứt bằng băng keo chống thấm
Nếu đây là lần đầu bạn biết đến sản phẩm keo chống thấm Nhật Bản thì chắc chắn bạn sẽ chưa hiểu được hết tính năng và cũng như cách sử dụng loại sản phẩm này.
Hiện nay, loại keo chống thấm Nhật Bản được thiết kế với một lớp màng cực kỳ dẻo dai, có độ bám dính và khả năng chịu lực cực tốt.
Với một lớp keo dày 1,5mm được sản xuất theo công nghệ Nhật Bản dựa trên chất liệu cao su non. Nên sản phẩm này được đánh giá là siêu liên kết, siêu chống dính cũng như chống thấm rất hiệu quả
- Chống thấm Đà Nẵng
- Chống thấm nhà
- Chống thấm tường
- Chống thấm phòng vệ sinh
- Chống thấm phòng tắm
- Chống thấm hồ bơi
- Chống thấm tầng hầm
- Chống thấm mái dột
- Chống thấm ngược
- Đóng tôn chống thấm
- Báo giá chống thấm Đà Nẵng
Cách thi công:
Bước 1: Làm sạch bề mặt
Đối với những vị trí vết nứt, bạn cần sử dụng miếng giấy nhám chà. Để làm sạch bề mặt hoặc để đảm bảo hơn. Bạn cần sử dụng công cụ đục tỉa các vết nứt có độ rộng tương đương với độ sâu tầm 1 – 3 cm
Bước này sẽ giúp tăng khả năng bám dính cả vật liệu cho nên bạn hãy chú ý tỉ mĩ ở bước này
Bước 2: Tiến hành thi công
Đo khoảng cách, chiều dài vết nứt của trần nhà, khi đó bạn sẽ định hình được chiều dài miếng dán băng keo cần phải cắt. Lúc này đây bạn tháo gỡ phần lớp giấy bao bảo vệ băng keo rồi đặt nó lên vết nứt
Sau đó sử dụng các vật dụng để miết, ép cho keo bám chắc trên bề mặt bê tông. Bạn nên nhớ khi băng keo đã ăn sau vào bề mặt sàn bê tông thì bạn sẻ không thể nào tháo gỡ ra
Bước 3: Trả nguyên mặt bằng
Ở bước cuối cùng bạn cần trọng một ít vữa xi măng để trám và làm bằng bề mặt. Yếu tố này giúp đảm bảo tính mỹ quan cho công trình
Cách chống thấm trần nhà bị nứt bằng SikaTop Seal 107
SikaTop Seal 107 được đánh giá là một trong những vật liệu chống thấm cao cấp được các nhà thầu sử dụng. Hầu hết cho các công trình hiện nay không riêng gì trần nhà bê tông. Sản phẩm này luôn cần được pha chế thêm phụ gia khác như xi măng để tạo nên độ kết dính tốt nhất
Tất nhiên công việc đầu tiên là bạn phải làm sạch bề mặt để tăng độ bám dính của vật liệu
Bước 1: Pha chế vật liệu chống thấm Sika
Sika là vật liệu dạng lỏng, bạn cần định mức tầm 1 lít Sika cần đến 1Kg xi măng. Rồi sau đó dùng cây khuấy thật nhuyễn không để đóng cục. Tuyệt đối không được pha chung với nước
Bước 2: Thi công chống thấm
Sau khi đã định mức vật liệu đúng theo tỉ lệ thì ngay lúc này bạn quét sika ngay bên bề mặt của sàn mái, sân thượng. Không được quét dưới bề mặt của trần nhà vì cách làm này hầu như không hiệu quả
Lưu ý: Với những trần nhà tiếp giáp với sân thường thì chúng tôi thường phải được dỡ hoàn toàn bề mặt bê tông lên. Khi đó mới quét sơn chống thấm Sika.
Mặt dù cách làm này luôn gây phát sinh ra nhiều chi phí, nhân công nhưng chất lượng cực kì cao
Bơm keo chống thấm ngược trần nhà Sikaflex
Hiện nay một số nhà mới xây bị nứt trần là do tác động địa chấn, nền móng nhà không chắc. Cũng có thể thi công không đúng chất lượng, vậy nên giải pháp xử lí vết nứt trần nhà là sử dụng keo Sikaflex
Keo chống thấm Sikaflex là sản phẩm cải tiến với độ đàn hồi cao. Khả năng bám dính tốt, liên kết được các bề mặt bê tông chắc chắn. Cho nên sản phẩm này luôn được ứng dụng vào quá trình xử lí vết nứt góc trần nhà rất tốt
Quy trình thi công:
Công việc đầu tiên là vệ sinh vết nứt bằng cách dùng máy cắt bê tông cắt theo hình chữ V với khoảng cách 2cm với độ sâu tầm 1,5cm
Bước 1: Chuẩn bị bơm
Yêu cầu các lỗ khoan phải được nghiêng tầm 45 độ. Bạn có thể khoan các lỗ khoan dọc theo vết nứt. Điều này tùy thuộc vào từng công trình
Bạn cũng có thể gắn khoan nghiêng, cắt ngay một đoạn giữa chiều sâu của vết nứt. Chúng ta cố gắng khoan nghiêng, cắt ngay đoạn giữa chiều sâu của vết nứt và làm sạch bằng cách sử dụng máy nén khí sau khi cắt rãnh
- Đặt ốc kim loại vào những lỗ khoan và định vị với keo Epoxy
- Chú ý ốc kim loại phải cứng và được gắn kín
Bước 2: Bơm keo Sikaflex vào vết nứt
- Theo thời gian đông kinh của Keo Sikaflex thì cần ít nhất là 12h. Có thể tiến hành bơm sản phẩm gốc Epoxy vào vết nứt
- Trọn keo Sikaflex 2 thành phần vào nhau. Sau đó có thể bơm áp lực sản phẩm vào trong vết nứt bằng cách sử dụng bơm
- Vết nứt trên bề mặt thẳng đứng nên bơm trực tiếp từ phía dưới lên. Ngay sau khi bơm thì bạn sẽ thấy keo trào ra tại vị trí con ốc kim loại, thực hiện bơm liên tiếp vào tất cả các con ốc trên trần rồi tiến hành cắt bỏ các ốc đi
Cách chống thấm trần nhà bằng xi măng
Dây cũng là phương chống xử lý vết nứt sân thượng rất hiệu quả. Tuy nhiên để tăng tuổi thọ công trình, ngăn chặn hoàn toàn sự cố thấm nước qua mặt sàn. Bạn nên kết hợp với vật liệu chống thấm
Sau đó thực hiện theo các bước sau
Bước 1: Trọn xi măng dầu với bất kì vật liệu chống thấm (Nên chọn Sika hoặc Bestmix)
Bước 2: Tiến hành mài sàn, làm sạch bề mặt sân thượng trước khi thi công
Bước 3: Tạo một đường cắt vết nứt sàn bê tông sân thượng rộng tầm 2cm, sâu 1cm. Có thể sử dụng máy đục, máy cắt để công việc thuận tiện hơn
Bước 4: Bơm trán vật liệu chống thấm vào rãnh nứt với độ rộng 5cm
Đợi tầm 6 tiếng cho chất liệu khô hoàn toàn. Sau đó bạn có thể sử dụng xi măng dầu để phủ lên bề mặt
Chống thấm trần nhà bị nứt bằng nhựa đường
Khi thực hiện cách chống thấm trần nhà bằng nhựa đường thì chúng ta cần phải đảm bảo bề mặt bê tông được làm sạch bằng lớp lót Primer không bụi bẩn và khô ráo
Nếu sử dụng tấm dán nhựa đường thì phải dán thẳng hàng, không cuốn nếp. Các vị trí giáp mí nên dán chồng lên nhau tầm 10cm. Còn vị trí gần kề góc cạnh chân tường thì nên đặt trên 15cm
Gia cố các điểm yếu như chân tường với sàn bê tông, cổ ống thoát nước, khe luống bằng Primer gốc nhựa đường
>> Xem thêm:
Chống Thấm Hoàng Linh là công ty chống thấm chuyên nghiệp uy tín hàng đầu Đà Nẵng. Với đội ngũ kỹ sư giỏi, đội thợ lành nghề và vật tư chính hãng, Hoàng Linh cam kết mang đến cho khách hàng chất lượng tốt nhất tương ứng với giá trị sản phẩm mang lại!